TƯ VẤN và HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
0987 93 39 39
Giỏ hàng: 0 sản phẩm
 

Hỗ trợ khách hàng

Hỗ trợ trực tuyến

Bộ phận mua hàng

SĐT: 0945.89.1357

Hỗ trợ bán hàng

Hỗ trợ 24/7

SĐT: 08.667 664 39

Ms. Duyên * Zalo - Viber - iMessage

SĐT: 0907 305 306

Mr. Lộc

SĐT: 0987 93 39 39

Trị bệnh tay-chân-miệng bằng... rau sam, lá bàng

Hiện nhiều bài thuốc dân gian chữa bệnh tay-chân-miệng (TCM) được truyền miệng hoặc đăng tải trên các trang mạng khiến không ít phụ huynh băn khoăn tính hiệu quả.

 Vừa uống vừa tắm sẽ mau hết bệnh?

Những bài thuốc dân gian chữa TCM đầu tiên phải kể tới là rau sam. Bài viết hướng dẫn rau sam sau khi rửa sạch ngâm với nước muối và nấu trong vòng một tiếng rồi chắt lấy nước. Một phần cho trẻ uống, phần còn lại dùng lau trên người trẻ. Bài viết còn quả quyết sử dụng rau sam trong ba ngày sẽ khỏi bệnh.

Bài thuốc dân gian chữa TCM kế tiếp là rau diếp cá. Loại rau này sau khi giã nát ngâm trong nước ấm rồi tắm cho trẻ. Cũng có thể xay nát rau diếp cá rồi chắt lấy nước cho trẻ uống. Dùng liên tục 5-7 ngày bệnh sẽ hết.

Bạc hà cũng là bài thuốc dân gian chữa TCM được truyền miệng và đăng tải trên các trang mạng. Bạc hà được đun sôi, sau đó lấy nước uống. Mỗi ngày uống hai tách thì bệnh sẽ mau hết.

Trong khi những loại rau nói trên ăn được thì một loại lá chẳng thể cho vào miệng nhai nuốt cũng được hướng dẫn dùng chữa bệnh TCM. Đó là lá bàng. Bài viết hướng dẫn lá bàng xay nhỏ, cho vào nước và muối rồi đun sôi để nguội. Sau đó lọc lấy nước cho vào tủ lạnh uống dần.

 
 

Trong lần theo chân Sở Y tế TP.HCM và Bộ Y tế kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh TCM tại các bệnh viện nhi, chúng tôi ghi nhận không ít trường hợp trẻ mắc bệnh nặng do sử dụng bài thuốc dân gian truyền miệng hoặc đăng tải trên mạng.

“Bệnh con tôi bác sĩ nói nếu đưa tới bệnh viện sớm thì điều trị khỏi từ lâu. Đằng này đưa tới trễ nên bệnh trở nặng. Chỉ tại tôi vì tin lời người quen, cho con uống lá bàng suốt một tuần nên bệnh thêm nặng” - mẹ của một bệnh nhi ở tỉnh Bình Dương buồn rầu nói.

“Tôi cũng vậy. Đọc báo thấy rau sam trị hết bệnh TCM nên tôi ép con uống liên tục. Cháu ói ra là tôi đút nước rau sam vô miệng tiếp. Tới ngày thứ năm, thấy bóng nước nổi nhiều hơn nên tôi lật đật đưa tới bệnh viện. Sau khi biết sự việc, bác sĩ nói đưa tới sớm thì cháu về nhà từ lâu” - cha của một bệnh nhi ở tỉnh Đồng Nai cho biết.

Trị bệnh tay-chân-miệng bằng... rau sam, lá bàng - ảnh 1
Trẻ mắc TCM đang điều trị ở bệnh viện chuyên khoa nhi TP.HCM. Ảnh: TRẦN NGỌC. Ảnh nhỏ: “Bài thuốc” rau sam trị TCM được các bà mẹ chia sẻ trên mạng.

Không có chứng cứ khoa học

TS-BS Trương Thị Ngọc Lan, Phó Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM, cho biết TCM hiện chưa có thuốc chủng ngừa và đa phần rơi vào trẻ dưới 10 tuổi. “Tuy nhiên, phần lớn bệnh sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày. Những trường hợp nặng thì sẽ lâu hơn” - bà Lan nói.

Theo bà Lan, trẻ bị TCM sốt cao, mệt mỏi. Hơn nữa, miệng của trẻ bị TCM lở loét, đau rát nên ăn uống kém, mau mất sức. Dân gian cho rằng rau sam, rau diếp cá, cây bạc hà có tính thanh nhiệt, giải độc nên khi dùng sẽ tăng sức đề kháng, mau hết bệnh. “Tuy nhiên, những loại rau trên chỉ có thể giải quyết các triệu chứng của TCM như mụn nước, thải độc… chứ không thể trị dứt TCM” - bà Lan nói thêm.

Riêng lá bàng, y học cổ truyền không xem đây là loại thuốc. Do vậy, một khi uống lá bàng để trị TCM sẽ không an toàn.

Đồng quan điểm trên, BS Đỗ Tân Khoa, Giám đốc BV Y học cổ truyền TP.HCM, cho biết thêm mặc dù dân gian cho rằng các loại rau và lá nói trên có thể chữa khỏi TCM nhưng khoa học chưa chứng minh điều đó. “BV Y học cổ truyền TP.HCM cũng không áp dụng các bài thuốc dân gian nói trên để điều trị TCM” - BS Khoa khẳng định.

Theo BS Khoa, một khi trẻ có dấu hiệu mắc TCM thì nên đưa tới bác sĩ chuyên khoa để được điều trị theo phác đồ. Quá tin tưởng vào các bài thuốc dân gian sẽ khiến bệnh tình của trẻ thêm nặng.

Từ đầu năm 2018 đến tháng 10-2018, trên địa bàn TP ghi nhận tổng cộng 5.001 ca nhập viện do TCM, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2017 (4.527 ca).

TCM là bệnh truyền nhiễm cấp tính, chưa có vaccine dự phòng. Để phòng bệnh TCM nên cho trẻ rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng. Bên cạnh đó, vệ sinh hằng ngày và khử khuẩn hằng tuần vật dụng, đồ chơi của trẻ.

Khoảng 80% số ca bệnh TCM ở thể nhẹ, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, khi trẻ có các dấu hiệu trở nặng như giật mình, đi đứng loạng choạng, yếu liệt… phải đưa đến bệnh viện ngay.

(Nguồn: Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM) 

TRẦN NGỌC 

Tin cũ hơn

Quyết liệt xử lý các ổ dịch tay chân miệng không để lan rộng

Quyết liệt xử lý các ổ dịch tay chân miệng không để lan rộng

Bộ Y tế đề nghị tất cả các địa phương cần quyết liệt thực hiện các giải pháp phòng chống dịch tay chân miệng, tập trung tại vùng có số mắc cao, nguy cơ bùng phát dịch. Đồng thời tuyên truyền người dân thực hiện 3 sạch: ăn uống sạch, ở sạch, bàn tay sạch và đồ chơi sạch.
Cảnh báo dịch bệnh tay chân miệng

Cảnh báo dịch bệnh tay chân miệng

TTTĐ- Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có Công văn khẩn số 1030/DP-DT về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng.
Bóng cười, thuốc lắc: Một phút hưng phấn, cả đời có thể loạn thần

Bóng cười, thuốc lắc: Một phút hưng phấn, cả đời có thể loạn thần

(Kiến Thức) - Người sử dụng bóng cười, thuốc lắc đều cho rằng chúng không gây nghiện mà chỉ tạo cảm giác kích thích tạm thời. Tuy nhiên, thực tế chúng gây tổn hại lâu dài và nghiêm trọng về sức khỏe thể chất và tâm thần.
Những người này ăn thịt chó vào thì "chết chắc"

Những người này ăn thịt chó vào thì "chết chắc"

(Khỏe Plus 24h) - Thịt chó được Đông y cho là một món thực phẩm giàu đạm và có nhiều lợi ích. Tuy nhiên, không phải ai cũng ăn được thịt chó, thậm chí với một số người, đây có thể là món ăn độc hại.
Thu hồi thêm 8 thuốc tim mạch chứa hoạt chất gây ung thư

Thu hồi thêm 8 thuốc tim mạch chứa hoạt chất gây ung thư

Liên quan tới bê bối thuốc cho bệnh nhân tim mạch có chứa thành phần gây ung thư, Cục Quản lý Dược quyết định thu hồi thêm 8 loại thuốc.
Thêm 8 loại thuốc có hoạt chất Valsartan gây ung thư bị Bộ Y tế thu hồi khẩn cấp

Thêm 8 loại thuốc có hoạt chất Valsartan gây ung thư bị Bộ Y tế thu hồi khẩn cấp

(NTD) - Nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đồng thời cung cấp thông tin về thuốc chứa Valsartan tiếp tục được sử dụng trong phòng bệnh, chữa bệnh, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế vừa công bố bổ sung danh sách thu hồi thuốc có chứa hoạt chất này.
Báo động giả tâm thần để chạy tội

Báo động giả tâm thần để chạy tội

(PL)- Ủy ban Tư pháp cho rằng đã cảnh báo và đề nghị Chính phủ xử lý vấn đề này từ năm 2013 nhưng không được trả lời.
Bệnh nhân vỡ tim, bác sĩ mổ cứu trước, báo gia đình sau

Bệnh nhân vỡ tim, bác sĩ mổ cứu trước, báo gia đình sau

(PLO)- Mặc dù chưa liên lạc được với người thân của bệnh nhân nhưng các bác sĩ đã mạnh dạn xin ý kiến lãnh đạo BV để can thiệp phẫu thuật cấp cứu bảo toàn tính mạng cho bệnh nhân.
Hơn 8000 người nhiễm HIV ở Thanh Hóa

Hơn 8000 người nhiễm HIV ở Thanh Hóa

Theo báo cáo mới nhất từ Trung tâm phòng chống HIV tỉnh Thanh Hóa, tính đến nay, toàn tỉnh có hơn 8000 người nhiễm HIV, trong đó chỉ có 1 nửa được quản lý.
Quản lý bán thuốc tại Việt Nam lỏng lẻo bậc nhất thế giới

Quản lý bán thuốc tại Việt Nam lỏng lẻo bậc nhất thế giới

VOV.VN - Theo Bộ Y tế, việc quản lý bán thuốc tại Việt Nam thuộc dạng lỏng lẻo hàng bậc nhất trên thế giới.
Copyright @ 2014 Thiết bị y tế